PDA

View Full Version : Diễn viên Lê Công Tuấn Anh và "vụ án tình" chưa có thủ phạm


thomifjqdojo
05-01-2014, 06:19 PM
Lê Công Tuấn Anh đóng rất nhiều phim, có năm anh đóng cùng lúc tới 20 bộ phim, đồng thời còn diễn kịch xuất phát từtrong đoàn kịch nói Kim Cương và về sau ở Đoàn kịch Trẻ TP.HCM. Giữa lúc con đường nghệ thuật đang mở rộng thênh thang trước mắt và Lê Công Tuấn Anhđang ở đỉnh cao danh vọng thì bất ngờ người ta phát hiện anh uống thuốc sốt rét tự tử chết vào sáng ngày 17-/10-/1996 trong lúc tuổi đời chỉ mới 29.

Cái chết của Quang “Đông ki sốt”- biệt danh của Lê Công Tuấn Anhanh mà bạn bè và , công chúng hâm mộ đặt gọi xuất phát từ vai diễn thành công rực rỡ của anh trong phim “Vị đắng tình yêu” đã làtrở thành một cú sốc lớn không chỉ cho người hâm mộ tài năng của anh chàng diễn viên trẻ này, mà đối với dư luận đây là một scandal gây choáng váng trong giới nghệ sĩ, bởi Lê Công Tuấn Anh tự tử vì tình.
Nhưng nguyên nhân sâu thẳm xa của chuyện tình này như thế nào, Lê Công Tuấn Anh yêu ai, thất vọng vì ai và người con gái nào có đủ sức mạnh làm cho anh phải tự tử và đâu là nguyên nhân chính của cái chết bất ngờ này thì cho đến nay vẫn còn là một ẩn số.
Tuổi thơ cay đắng
Lê Công Tuấn Anh sinh ngày 2 tháng/ 2 năm /1967 (nhằm 23 tháng Chạp năm Bính Ngọ) tại Sài Gòn. Ba của anh họ Lê, mẹ họ Công Huyền thuộc dòng dõi quý tộc ở Huế, do đó anh có tên gọi rút gọn kiểu thân mật là Lê Công, chính là ghép từ họ cha và họ mẹ mà thành, . lúc Lúc nhỏ đến năm 10 tuổi, Lê Công Tuấn Anh ở với bà nội tại đường Điện Biên Phủ.
Nhưng sau Sau khi ba mẹ chia tay, Lê Công về ở với mẹ, nhưng rồi cũng chẳng bao lâu mẹ đi lấy chồng khác sống ở Vũng Tàu, Lê Công bị mẹ bỏ rơi. Không nơi nương tựa, Lê Công trở thành đứa trẻ mồ côi, sống vất vưởng, lang thang ngoài lề đường theo đám trẻ bụi đời làm đủ mọi việc vặt vãnh để kiếm sống như bán báo dạo, đánh giày… thậm Thậm chí, trước đó có lúc Lê Công Tuấn Anh phải đi ăn xin.
Lê Công Tuấn Anh bị bắt vào học trường Giáo dục thiếu niên 3 vào năm 1979. Ở đây anh và những đứa trẻ cùng một hoàn cảnh là con “Bà Phước” được học văn hóa và học nghề để chuẩn bị cho bước trưởng thành đi vào đời. Trong khi đó ba của Lê Công Tuấn Anh có vợ khác và sinh được 2 cô con gái là Lê Thị Ngọc Ánh, 23 tuổi và Lê Thị Ngọc Thúy, 21 tuổi.
Ba của Lê Công Tuấn Anh bị tai nạn giao thông mất vào ngày 3-/1-/1977, từ đó hầu như anh không bao giờ gặp cô em gái cùng cha khác mẹ. Ở trường Giáo dục thiếu niên 3, anh được các thầy đánh giá là một thiếu niên có tính cách khác hẳn những đứa trẻ lang thang bụi đời khác. Lê Công hiền lành, chịu khó, siêng năng nên được các thầy quý mến.
Thấy Lê Công Tuấn Anh “trắng trẻo, sạch sẽ” và dễ thương nên các thầy chọn vào giúp việc cho phòng y tế của trường. Anh làm việc rất tận tụy, thông minh, chỉ cần nói một lần là biết chính xác tên thuốc và công dụng. Khi mới bị bắt vào trại, Lê Công Tuấn Anh bị ghẻ rất nhiều, thầy Mến đã chữa trị cho hết ghẻ và anh đã nhận thầy Mến làm “sư phụ”. Và từ đó về sau anh đã phụ giúp thầy Mến xức xắc thuốc, chữa trị ghẻ cho học viên rất tích cực nên trở thành trợ thủ đắc lực của thầy Mến.
Thấy Lê Công Tuấn Anh rất thật thà, giao cho quản lý tủ thuốc mà không hề mất một viên, thầy Mến rất tin tưởng nên nếu có việc vắng mặt thầy Mến giao luôn phòng y tế cho anh quản lý. Ban ngày Lê Công Tuấn Anh làm việc tại phòng y tế của trường, tối mới về trại ngủ.
Tuy Lê Công Tuấn Anh rất hiền lành nhưng không đứa trẻ nào trong trại dám dụng đến, kể cả đám “đại bàng”, vì anh có cú đá “song phi” rất thần sầu, mỗi khi thi triển thì không đối thủ nào đỡ nổi. Ít lâu sau thì anh được người cô ruột là bà Lê Thị Ngoan đã 63 tuổi bảo lãnh đưa về nuôi dưỡng tại nhà số 48 đường Huỳnh Tịnh Của, Q3.http://thethaovietnam.vn/dataimages/201401/original/images907685_le_cong_tuan_anh.jpgDiễn viên Lê Công Tuấn AnhTừ đây, cuộc đời của Lê Công Tuấn Anh bước vào một khúc quanh mới, tuy bà cô rất nghèo nhưng anh vẫn được cho đi học tử tế. Anh học bổ túc văn hóa đến hết lớp 10 thì nghỉ để học nghề thợ hàn tại Trung tâm dạy nghề Q3 và trở thành “một cây văn nghệ” của lớp, của trường. Hồi đó phong trào văn nghệ quần chúng lên rất mạnh, Lê Công Tuấn Anh học lớp thợ hàn 2 gồm 4 học viên từng đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng.
Thời gian anh học nghề thợ hàn ở Trung tâm dạy nghề Q3 đã bộc lộ năng khiếu diễn kịch bẩm sinh, Lê Công Tuấn Anh đã sáng tác kịch bản “Ngộ nhận”, vừa làm diễn viên, vừa làm đạo diễn để hội thi văn nghệ quần chúng và đạt được giải thưởng cao. Sau khi ra trường Lê Công Tuấn Anh trở thành một anh thợ hàn chuyên nghiệp đi làm kiếm sống.
Nhưng sẵn có máu nghệ sĩ, anh tham gia sinh hoạt văn nghệ tại Nhà Văn Hóa Q3, lúc đó nghệ sĩ Lê Bình phụ trách Văn hóa quần chúng tại đây đã phát hiện ra năng khiếu bẩm sinh của Lê Công Tuấn Anh nên đã hết lòng giúp đỡ chàng trai trẻ đam mê nghệ thuật này bằng cách cho anh thử đóng kịch.
Bước vào con đường nghệ thuật
Khi Lê Công Tuấn Anh 18, -19 tuổi, một hôm anh dẫn cô bạn gái tên Hồng Điệp đến đoàn kịch nói Kim Cương đang đóng đô ở rạp Hào Huê xin thi làm diễn viên. Lúc đó có tới 400 thí sinh dự thi nhưng đoàn chỉ chọn hơn 10 người thôi, như thế là tỉ lệ “chọi” cũng khá căng.
Và Lê Công Tuấn Anh không dám dự thi mà chỉ hỗ trợ tinh thần cho cô bạn gái. Trong lúc Hồng Diệp Điệp đang chuẩn bị thi tiểu phẩm thì nghệ sĩ Kim Cương trưởng đoàn nhìn thấy có một thanh niên lấp ló ở hậu đài của rạp, bằng con mắt nghề nghiệp, Kim Cương nhận ra ở cậu thanh niên này có thể trở thành một diễn viên… đóng cặp với Hồng Điệp sẽ thành một đôi diễn viên hoàn hảo trên sân khấu.
Thế là nghệ sĩ Kim Cương nhận luôn cả Hồng Điệp và Lê Công Tuấn Anh vào đoàn. Cặp mắt nghề nghiệp của nghệ sĩ Kim Cương đã đúng, nhưng bước đầu Lê Công Tuấn Anh chỉ làm cái anh “hụ hợ”, sai gì làm nấy, sai đâu đánh đó, nhưng rồi đến một ngày anh cũng được bước ra sân khấu, đó là một vai phụ, vai “nhân chứng” trong vở “Nhân danh công lý”. Lúc đó, Lê Công Tuấn Anh còn chưa biết pha phấn để hóa trang, chính nghệ sị sĩ Kim Cương đã giúp anh làm việc này.
Sau vai diễn mang tính quần chúng là vai “nhân Nhân chứng” trong vở “Nhân danh công lý”, Lê Công Tuấn Anh được đóng một vai nữa trên sân khấu đoàn kịch nói Kim Cương nhưng vẫn chưa bộc lộ tài năng, phải đợi đến khi đóng vai Chu Xung trong vở “Lôi Vũ” thì Lê Công Tuấn Anh mới ghi được ấn tượng và bắt đầu được các nhà làm phim chú ý.
Mới đầu Nhưng rồi thử sức ở lĩnh vực điện ảnh lúc đầu Lê Công Tuấn Anh cũng không chưa đạt được thành công, nên đóng được vài phim anh lại xin nghệ sĩ Kim Cương trở về đoàn kịch vì cho rằng mình không hợp với điện ảnh. Khoảng một năm sau, bất ngờ đạo diễn Xuân Hoàng mời anh đóng vai bác sĩ Quang “Đông ki sốt” trong bộ phim “Vị đắng tình yêu”, Lê Công Tuấn Anh lại xin phép nghệ sĩ Kim Cương rời sân khấu kịch để thử đóng phim một lần nữa.
Lần này thì Lê Công Tuấn Anh đã thành công, vai Quang “Đông ki sốt” của anh đã trở thành một hiện tượng trong giới điện ảnh và Lê Công Tuấn Anh nổi lên từ vai này. Có thể nói một bước thành “sao”. Để từ đó về sau tên tuổi của Lê Công Tuấn Anh nổi như cồn, hầu như có phim mới nào bấm máy anh cũng có vai, mà đều là vai chính. Anh không chỉ là diễn viên được các hãng phim TP.Hồ Chí Minh săn đón, mà các hãng phim Trung ương cũng không kém sự nồng nhiệt.
Chàng diễn viên này quả thật đắt show đến nỗi, trong một năm anh đóng khoảng 20 bộ phim, có nhiều lúc anh phải thức trắng đêm để hoàn thành vai diễn và có vai diễn chỉ hoàn thành trong 4 ngày, thậm chí có vai theo yêu cầu chỉ hoàn thành trong 2 ngày.
Ngoài vai Quang “Đông ki sốt” trong phim “Vị đắng tình yêu”, Lê Công Tuấn Anh còn ghi ấn tượng ở một số vai diễn khác như: vai Quang Sơn trong “Em còn nhớ hay em đã quên”, vai Tuấn trong “Ngọt ngào và man trá”, vai Đại trong “Mặt trời đêm”. Có thể nói, đối với con đường nghệ thuật, Lê Công Tuấn Anh đã lên đến tột đỉnh vinh quang bằng tài năng thực sự của mình.
Uống thuốc tự tử mà chẩn đoán… chấn thương sọ não
Giữa lúc tài năng đang được khẳng định, con đường nghệ thuật đang mở rộng thênh thang và sự nghiệp diễn viên đang lên như diều gặp gió thì bất ngờ Lê Công Tuấn Anh bị phát hiện uống thuốc sốt rét tự tử tại nhà của anh thuê ở số 134/1/3c Tô Hiến Thành, P15 Q.10, TP. Hồ Chí Minh vào lúc 12 giờh 40 ngày 17-/10-/1996. Người phát hiện sự việc này là anh Lý Hoàng Phúc, SN 1977, ngụ số 12 Đinh Tiên Hoàng, P.Vĩnh Thanh Vân, TX Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Phúc là cháu của một người bạn Lê Công Tuấn Anh lên ở nhờ để luyện thi đại học. Căn nhà Lê Công Tuấn Anh thuê rất hẹp, chỉ khoảng 30m2, Phúc gọi Lê Công Tuấn Anh bằng chú và căn nhà này chỉ có hai chú cháu ở. Trưa hôm đó, anh Phúc nằm dưới sàn nhà tráng xi măng học bài để chuẩn bị đi học chiều thì nghe Lê Công Tuấn Anh kêu “lấy giùm miếng nước”.
Phúc vội đi lấy nước mang vào rồi trở ra học bài tiếp vì những lần trước Lê Công Tuấn Anh cũng nhờ Phúc lấy nước như vậy. Nhưng lần cuối cùng, Phúc mang nước vào thì thấy Lê Công Tuấn Anh có vẻ “bệnh quá” nên Phúc đi gọi điện thoại báo cho bà Nguyễn Anh Đào, mẹ của Minh Anh biết.
Nhưng khi quay về thì Phúc phát hiện mặt Lê Công Tuấn Anh bê bết máu và trên tay Lê Công Tuấn Anh lúc đó còn cầm lọ thuốc. Phúc hoảng sợ chạy ra ngoài hô hoán và nhờ hàng xóm đưa Lê Công Tuấn Anh vào Bệnh viện Trưng Vương cấp cứu.
Khoảng 13 giờh ngày 17-/10-/1996, Bệnh viện Trưng Vương có tiếp nhận một ca cấp cứu mà bệnh nhân đã bị hôn mê được đưa đến trên một chiếc xích lô. Ngưới Người đó không ai khác là diễn viên Lê Công Tuấn Anh. Thấy trên trán Lê Công Tuấn Anh có hai vết chấn thương, máu ra rất nhiều nên các bác sĩ sơ cứu ban đầu và chẩn đoán… bệnh nhân bị chấn thương sọ não và Lê Công Tuấn Anh được chuyển sang Bệnh viện 115 vào lúc 13 giờ h20 phút.
Do chẩn đoán ban đầu của Bệnh viện Trưng Vương là chấn thương sọ não nên Bệnh viện 115 cho hồi sức cấp cứu và chuyển cho bộ phận chụp “điện toán cắt lớp”. Kết quả: không có chấn thương sọ não như chẩn đoán ban đầu. Đến 14 giờh, khi được chuyển về phòng hồi sức thì anh nôn thốc, nôn tháo, trong dịch nôn có mấy mẫu thuốc tân dược.
Lúc này người nhà đi cùng mới báo cho Bệnh viện 115 biết có khả năng bệnh nhân Lê Công Tuấn Anh đã uống thuốc tự tử và đưa ra một lọ thuốc. Đây là lọ thuốc Quinine Sulfate 250mg đặc trị sốt rét trên nhãn ghi 180 viên, nhưng kiểm đếm chỉ còn 107 viên.
Kiểm tra mấy mẫu thuốc trong dịch nôn của Lê Công Tuấn Anh và mẫu thuốc còn trong lọ hình dạng giống y nhau. Đến đây thì các bác sĩ xác định bệnh nhân đã ngộ độc thuốc Quinine Sulfate, một loại thuốc sốt rét cực mạnh nên dùng mọi biện pháp chuyên ngành để cứu chữa. Nhưng 16 giờh 20 phút ngày 17-/10-/1996, Lê Công Tuấn Anh đã không qua khỏi.
Một cái chết gây chấn động dư luận
Ngay từ giờ phút đó, tin diễn viên điện ảnh nổi tiếng Lê Công Tuấn Anh chết tại Bệnh viện 115 đã trở thành một sự kiện gây sốc dư luận và giới nghệ sĩ bàng hoàng không tin đó là sự thật. Bạn bè thân thiết của Lê Công Tuấn Anh như Phước Sang, Nhật Cường, Lê Tuấn Anh… đã có mặt để lo hậu sự cho anh nhưng vẫn chưa tin là bạn mình đã chết. Người hâm mộ ùn ùn kéo tới Bệnh viện 115 nghe ngóng tin tức và leo cả qua rào bệnh viện.
Trong dòng người đông đảo đó có một người đàn bà lớn tuổi, người gầy dộc rộc cố lách qua đám đông vây kín trước cổng bệnh viện để chen vào một cách vất vả. Đó là bà Lê Thị Ngoan, cô ruột của Lê Công Tuấn Anh, người đã bảo lãnh cho Lê Công Tuấn Anh ra khỏi Trường Giáo dục thiếu niên 3 mang về nuôi dưỡng trước khi Lê Công Tuấn Anh trở thành một diễn viên nổi tiếng.
Diễn viên Nhật Cường đã chạy ra đón bà Ngoan và báo cho bà biết rằng Lê Công Tuấn Anh đã chết. Nhưng hình như bà vẫn không tin, khi Nhật Cường đưa bà vào tới Nhà vĩnh biệt, nơi quản xác của Lê Công Tuấn Anh bà mới tin đó là sự thật.
Bà Ngoan kể lại trong tiếng khóc sụt sùi, tối hôm trước Lê Công Tuấn Anh có ghé về nhà thăm bà rất khuya và báo cho bà biết sẽ đi công tác xa, bà Ngoan cứ nghĩ đứa cháu mà bà hết mực yêu thương đi đóng phim thôi, chứ đâu ngờ đó là lần cuối cùng bà còn gặp cháu. Do bà Ngoan đã già, hoàn cảnh lại khó khăn nên mọi chuyện hậu sự của Lê Công Tuấn Anh bà chỉ còn biết cậy nhờ vào nhóm bạn thân của anh giải quyết.
Ngoài nhóm bạn thân của anh đứng ra gánh vác chuyện hậu sự, còn có nghệ sĩ Kim Cương, người mà Lê Công Tuấn Anh coi như thầy và Kim Cương cũng xem Lê Công Tuấn Anh như con đã tới giúp một tay. Nghệ sĩ Kim Cương đã tới chùa Vĩnh Nghiêm nhưng ở đây cũng đang có tới 4 đám tang nên không còn chỗ trống. Lúc 10 giờ đêm, nghệ sĩ Kim Cương quay về Bệnh viện 115 báo tin buồn, nhưng may sau, cuối cùng chùa Xá Lợi đã mở rộng vòng tay với Lê Công Tuấn Anh.
Cơ quan điều tra vào cuộc
Trong lúc nghệ sĩ Kim Cương và nhóm bạn Phước Sang khẩn trương lo phần tổ chức tang lễ thì Phòng Cảnh sát Điều điều tra Công an TP.HCM tiến hành điều tra về cái chết của diễn viên Lê Công Tuấn Anh, đồng thời Đoàn Pháp y gồm đại diện Viện Kiểm sát, Cảnh sát điều tra, Công an quận 10, Phòng Khoa học hình sự Công an TP HCM do bà Nguyễn Thanh Tuyền, giám Giám định viên trưởng của tổ Tổ chức pháp Pháp y TP.HCM dẫn đầu cũng tới Bệnh viện 115 để khám nghiệm tử thi vào sáng ngày 18-/10-/1996.
Qua khám nghiệm cho thấy vết chấn thương trên trán Lê Công Tuấn Anh không thể dẫn tới tử vong. Có khả năng Lê Công Tuấn Anh sau khi uống thuốc đã tự đập đầu vào tường vì không còn làm chủ được hành vi. Cơ quan điều tra cũng đã đến căn nhà thuê của Lê Công Tuấn Anh để khám nghiệm.http://thethaovietnam.vn/dataimages/201401/original/images907684_le_cong_tuan_anh2.jpg